Chân Phước Têrêsa(1910-97) thành Calcutta sắp được phong thánh

me-teresa-vietnamChân Phước Têrêsa(1910-97) thành Calcutta sắp được phong thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận phép lạ thứ hai, về một người đàn ông có nhiều ung nhọt trong óc, và sau một ngày hôn mê, đã được khỏi bệnh

 

このほど、インドのコルカタを拠点に貧しい人たちを救済するために尽力し、世界中の多くの人たme-teresa-vnちに共感を与えたマザーテレサ(1910~97年)をローマ教皇フランシスコが「聖人」として条件となる2つ目の奇跡を承認した。

Năm thánh: Năm hồng phúc, năm hạnh phúc

cuathanh

Năm thánh: Năm hồng phúc, năm hạnh phúc

   Ngày 8 thánh 12,năm 2015, đã bắt đầu Năm thánh từ bi, cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2016. Cánh cửa Năm thánh đã được mở ra; lòng từ bi của Chúa; của Giáo Hội đã được mở và mỗi người chúng ta cũng cần phải mở cửa lòng ra nữa. Chúng ta mở lòng để đón nhận lòng từ bi và ân sủng của Chúa; cũng như tỏ lòng từ bi với người khác. Năm thánh là năm hồng phúc, năm hạnh phúc của đời ta. Ta phải cố gắng hết mình mà tận dụng triệt để Năm thánh để ta nhận được nhiều ơn thánh trong Năm thánh này.

   Nói đến Năn thánh là nói đến Ân xá mà ta sẽ được lãnh nhận trong Năm thánh. Vì thế ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa việc lãnh Ân xá này như thế nào và ta phải làm gì để lãnh nhận Ân xá đó.

  1. Ân xá là gì?

“Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người ky-tô hữu phải hội những điều kiện và thi hành những gì Hội thánh dạy. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Ky-tô và các thánh”. “Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá hoặc nhường cho người đã qua đời”(GLCG 1471). Trong Năm thánh thì gọi là ơn toàn xá.

Về việc hưởng ân xá, hằng năm vào đầu tháng 11, từ trưa ngày lễ các thánh cho tới nửa đêm ngày cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh lạy cha và một kinh tin kính thì được hưởng một ơn đại xá. Hoặc từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa địa, dù có đọc kinh thầm cũng được hưởng một ơn đại xá, mỗi ngày chỉ được hưởng một ơn đại xá. Còn các ngày trong năm, ai đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn thì được một ơn tiểu xá.(Theo “Những ngày lễ công giáo 2014-2015 tr.132-133).

  1. Những hình phạt tạm do tội.

“Để hiểu giáo lý và cách thực hành của Hội thánh, chúng ta biết tội có hai hậu quả. Tội nặng hay tội trọng làm cho ta không được hiệp thông với Chúa, nên không được hạnh phúc vĩnh cửu. Sự mất mát này là “Hình phạt đời đời”.

Ngoài ra tất cả các tội dù là tội nhẹ, đều có sự quyến luyến lệch lạc với thụ tạo, nên cần được thanh tẩy ở đời này hay sau khi chết trong luyện ngục. Sự thanh luyện ở đời này cũng như đời sau giải thoát ta khỏi “hình phạt tạm”(x. GLCL 1472).

Khi ta đi xưng tội, thì ta “Được tha thứ tội lỗi và tái lập hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng được tha các hình phạt đời đời do tội, nhưng hình phạt tạm vẫn còn”(x.GLCG 1473). Ta được tha hình phạt đời đời là do công nghiệp của Đức Giê-su; còn hình phạt tạm thì do ta đền.

  1. Hiệu quả thiêng liêng của bí tích thống hối.

 “Giao hòa với Thiên chúa, nhờ đó nối hối nhân lại được ân nghĩa với Chúa. Giao hòa với Hội thánh. Tha hình phạt đời đới dáng chịu vì tội trong. Tha ít là một phần, các hình phạt do tội. Lương tâm được bình an thư thái và được an ủi thiêng liêng và tăng cường sức mạnh thiêng liêng cho người ky-tô hữu để họ chiến đấu”(x.GLCG 1496).

  1. Việc đền tội.

“Có những tội gây thiệt hại cho tha nhân, chúng ta phải hết sức để đền bù (Như trả lại đồ vật đã đánh cắp; phục hồi danh dự cho người mình xúc phạm, bồi thường thiệt hại). Đức công bình đòi buộc như vậy. Hơn nữa, tội lỗi gây tổn thương và làm suy yếu chính tội nhân cũng như mối liên hệ giữa họ với Chúa và tha nhân. Bí tích hoà giải tha thứ tội lỗi nhưng không xóa bỏ những hậu quả do tội gây nên”(x.GLCG 1459). Do đó mà ta phải đền.

Lý do phải đền là “ai phạm tội là xúc phạm đến danh dự và tình yêu của Thiên Chúa; làm tổn thương đến phẩm giá của mình và của người khác”(x.GLCG 1487) và “Tội ngăn cản con người hiệp thông với Thiên Chúa”(x.GLCG 1489). Lại nữa, “Thưởng khi có công, phạt khi có tội, đây là đòi hỏi của đức công bình vì phù hợp với nguyên tắc bình đẳng”(x.GLCG 2006).

Thế nhưng “Thiên Chúa đã tự do an bài cho con người cộng tác với ân sủng nên trong cuộc sống, người ky-tô hữu có thể lập được công trạng trước mặt Chúa”(x.GLCG 2008).

 Vấn đề là Chúa đã đền bù cho ta rồi, ta còn phải đền làm chi nữa?

Ta có thể ví sự đền bù của Đức Giê-su như tiền thuê bao điện thoại hàng tháng. Còn ta gọi bao nhiêu cuộc thì ta tự trả. Nghĩa là Chúa đã đền rồi, Chúa đã “bao” rồi; đã tha hình phạt đời đời cho ta rồi. Còn ta mà phạm tội bao nhiêu thì ta tự đền tội bấy nhiêu.

Sự đền đó gọi là đền “Những hình phạt tạm”. Những hình phạt tạm là những hình phạt ta chịu ở đời này trong cuộc sống và ở đời sau trong luyện ngục.

Chúa làm như vậy để ta khỏi ỷ y vào Chúa. Có Chúa đền rồi mà, ta cứ phạm tội xả láng. Nếu ta phải đền thì ta sẽ có chừng mực. Thứ đến là ta được cộng tác với Chúa để làm cho cuộc đời của ta có giá trị và để ta hăng hái, phấn khởi sống và làm việc.

  1. Điều kiện để lãnh ân xá.

“Những người đã được rửa tội, không bị vạ tuyệt thông và sống trong tình trạng ân sủng. Có ý muốn lãnh nhận ân xá và thi hành công tác vào thời gian và theo cách thức mà Giáo quyền đã ấn định”(x.Giáo luật số 996).

Vậy ta sẽ làm gì và sống thế nào đây?

    “Ân xá tha các hình phạt tạm do tội gây nên dù tội đã được tha”. Nghĩa là ta phạm tội thì ta bị phạt. Ta đi xưng tội thì Chúa tha, nhưng hình phạt thì ta phải chịu phạt. Ân xá sẽ tha các hình phạt này. Như thế việc lãnh nhận ân xá là rất cần thiết cho ta đấy, để sau này ta đỡ phải ở lâu trong luyện ngục.

   Các tội ta đã phạm, đã xưng rất nhiều và đã được tha do bí tích giải tội, nhưng hình phạt ta vẫn phải chịu và cũng rất nhiều. Việc lành nhận ân xá xóa bỏ các hình phạt này, nhờ công nghiệp của Đức Giê-su và các thánh, nên ta phải ra sức nhận cho được nhiều ân xá trong Năm thánh, để ta xóa bỏ được nhiều các hình phạt ta phải chịu. Ơn tiểu xá thì tha những hình phạt nhỏ; ơn đại xá thì tha những hình phạt lớn; ơn toàn xá thì tha toàn bộ các hình phạt.

   Vậy thì ta chỉ cần lãnh nhận một ơn toàn xá là đủ sao? Ta lãnh nhận ơn toàn xá là tha toàn bộ những hình phạt từ lúc đó trở về trước; nhưng ta từ lúc đó trở về sau, cho đến khi chết, chẳng lẽ ta không phạm tội nữa sao? Lại nữa, ta có thể chuyển ơn toàn xá đó cho các linh hồn đã qua đời mà. Nên ta cần lãnh nhận càng nhiều ơn toàn xá thì càng tốt; vừa tốt cho mình lại có thể cứu giúp các linh hồn.

Dù ta có chuyển ơn toàn xá đó cho các linh hồn, nhưng các Ngài có được hưởng hết hay chỉ một phần là do Chúa quyết định; Chúa xem họ có đáng được hưởng hay không. Vì các ngài bây giờ như “người ở trong tù” vậy. Trong Năm thánh, ta có thể nhận được nhiều ơn toàn xá đó.

   Như ta biết, các phạm nhân bị kết án tù, có lúc họ được ân xá, cho về trước thời hạn hay giảm án; giảm từ tử hình xuống chung thân chẳng hạn. Bị kết án, tất nhiên là do họ phạm tội rồi. Tội nhẹ thì từ mấy tháng; nặng thì mấy năm; nghiêm trọng thì bị tử hình. Nhưng có những dịp đặc biệt như lễ Quốc khánh, hay sinh nhật Vua,…họ được ân xá.

   Nhưng ai được ân xá? Không phải hết mọi phạm nhân đều được ân xá, chỉ những phạm nhân nào biết ăn năn, hối cải và tích cực làm việc để đền bù những tội lỗi do mình gây ra và họ làm đơn xin ân xá.

  Cũng vậy, Năm thánh là dịp rất đặc biệt để ta lãnh nhận ân xá. Con người ai cũng phạm tội nên đều là phạm nhân và mong được ân xá. Ta muốn lãnh nhận ân xá, trước tiên ta cũng phải nhận biết con người yếu đuối và tội lỗi của mình và cố gắng sống tốt hơn. Sau là ta “làm đơn”. Làm đơn có nghĩa là tôi muốn được ân xá. Mình muốn lãnh nhận ân xá thì phải có ý muốn lãnh nhận và làm theo cách Giáo quyền chỉ định, như xưng tội, rước lễ; đi viếng nhà thờ đã được chỉ định thì ta mới được lãnh ân xá. Mỗi ngày chỉ lãnh được một lần thôi.

   Đến viếng nhà thờ ta đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Đọc kinh Năm thánh là cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, vì chính Ngài đã đặt ra kinh này.

   Về việc xưng tội thì sao? Chẳng lẽ ngày nào ta cũng đi xưng tội, nếu ngày nào ta cũng đi viếng nhà thờ và muốn lãnh nhận ân xá. Ta chỉ xưng tội khi cần thiết hoặc mắc tội trọng; còn ta đang sống trong tình trạng ân sủng, có nghĩa là vẫn còn rước lễ thì không buộc phải xưng, ta vẫn đủ điều kiện đẻ lãnh nhận ân xá.(x.Giáo luật số 966).

   Có phải ta cứ xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ là ta lãnh được ân xá không? Theo luật thì đúng là như vậy, nhưng không phải khi ta làm việc đó thì ta phải được, Chúa và Giáo Hội phải ban cho ta. Không, ân xá là ơn nhưng không của Chúa nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su và các thánh. Như các phạm nhân được ân xá, không phải cứ đến ngày Quốc khánh hay sinh nhật của Vua là họ phải được ân xá. Không, cái quan trọng là anh có cố gắng sống tốt, anh có ăn năn, hối cải không.

   Cũng vậy, trong Năm thánh từ bi, ta phải noi gương Chúa, nghe lời Chúa dạy mà cũng có lòng từ bi như Chúa, biết tha thứ cho người khác; biết xót thương người khác thì ta mới có cơ may lãnh nhận được lòng từ bi và thương xót cũng như ân xá của Chúa.

Đó là lý do chính, là điều kiện tiên quyết để ta lãnh nhận được ân xá.

Còn việc xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ, điều đó nói lên rằng mình muốn lãnh nhận ân xá.

   Nếu ta chỉ lo đi xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ mà không lo cải thiện đời sống; không lo sống tốt lành, công bằng thì ta cũng lãnh được ân xá đấy, nhưng lòng ta bị lủng, ân sủng, ân xá sẽ rơi ra hết; không giúp ích gì cho ta, cũng không xóa bỏ những hình phạt ta phải chịu. Ta có nên thánh, nên thiện đâu mà được lên thiên đàng. Lòng ta mà vẫn gian tà, độc ác; bất công, bất chính thì làm sao chứa đựng, làm sao giữ được ân sủng, ân xá đây.

  Giáo Hội cố ý lập ra Năm thánh là để ta cố gắng sống tốt lành, sống thánh thiện hơn và ân xá như là phần thưởng khuyến khích ta cố gắng, chứ Năm thánh không chỉ cử hành để ban ân xá. Sự cố gắng đó là cả đời chứ không chỉ trong Năm thánh mà thôi.

  Nếu ta không lo cải thiện đời sống mà nên thánh, nên thiện thì có lãnh nhận được ân xá bao nhiêu cũng không sinh ích cho ta bao nhiêu. Ta lãnh nhận ân xá vì luật chứ không vì Chúa, không vì yêu mến Chúa, yêu mến thiên đàng.. Lãnh nhận ân xá là để ta nên thánh, nên thiện mỗi ngày một hơn, nên ta hãy chú ý và ý thức mà lãnh nhận ân xá.

  Ví như phạm nhân được ân xá, nhưng khi được tha về, anh ta lại phạm những tội như trước đây, thì anh ta sẽ bị bắt lại và lần này thì khó mà được ân xá. Ta cũng vậy, khi lãnh được ân xá mà ta vẫn cứ “chứng nào tật nấy”; không sửa đổi, không cải thiện, không nên thánh, không nên thiện chút nào, thử hỏi, ân xá đó có ích lợi gì cho ta; Năm thánh có ích gì cho ta?

  Bởi đó thật là hồng phúc và hạnh phúc cho ta khi được sống trong Năm thánh từ bi, ta hãy tận dụng hết khả năng mình có để lãnh thật nhiều ân xá. Ta sẽ được xóa bỏ nhiều những hình phạt ta phải chịu ở đời và ở luyện ngục đời sau và nhất là giúp ta nên thánh, nên thiện mỗi ngày.

  Quả thật, Năm thánh là năm hồng phúc, năm hạnh phúc cho ta. Năm Hồng phúc vì ta có thể lãnh nhận được phúc lớn, phúc vĩ đại. Vì HỒNG là lớn, là vĩ đại mà. Năm thánh là năm hạnh phúc, vì ta sẽ được xóa bỏ những hình phạt do tội ta phạm. Tội thì ta được tha nơi bí tích giải tội; còn các hình phạt chỉ được xóa bỏ trong Năm thánh mà thôi. Thế thì hạnh phúc biết bao cho ta, khi có được nhiều ân xá. Không chỉ cho riêng ta, mà ta còn có thể nhường, có thể tặng ân xá đó cho những người thân đã qua đời nữa. Cho ông bà, cho cha mẹ, cho anh chị em, cho bạn bè thân thuộc của ta đã qua đời chẳng hạn. Còn người còn sống thì không được. Vì họ cũng có khả năng lãnh nhận ân xá mà. Họ phải tự lãnh cho mình. Có ai cho tiền giúp cho người giàu hay người khỏe mạnh bao giờ?

  Ta hãy nhận ra tất cả những điều đó để Năm thánh từ bi trở thành Năm Hồng phúc của đời ta và là Năm hạnh phúc của ta.

Lm. Bosco Dương Trung Tín.