MÓN ĂN KỲ DIỆU TỪ TẠO HÓA

Cho đến ngày hôm nay, mật độ dân số trên thế giới đã có hơn 7 tỷ rưỡi người, hiện đang sống trong một hành tinhđầy ô nhiễm, bệnh tật. Hơn 7 tỷ miệng ăn, trong khi đất trồng cấy vẫn khó mở rộng, trái lại còn có nguy cơ co hẹp vì hạn hán. Cuộc “cách mạng xanh” đối với cây ngũ cốc từ thập niên 60 và còn kéo dài cho đến bây giờ, xem ra chỉ cứu đói được một số dân thuộc “thế giới thứ 3” và tương lai chắc chắn sẽ đuối sức.
Vậy thì khoai tây đã giúp ích được những gì cho nhân loại? Các nước đông dân như Trung Quốc đã vượt lên trước, theo sau là Ấn Độ, kế đến là một số quốc gia ở lục địa châu Phi, rồi Philippines và sau đó là Việt Nam cũng đã nhìn củ khoai tây bằng một con mắt khác.
Việc di canh cây khoai tây xuống phương Nam nóng ấm rất hiệu quả, khiến nhân loại đã thay đởi quan niệm truyền thống, vì ban đầu họ cho rằng khoai tây chỉ thích hợp với khí hậu lạnh lẽo, ôn hòa. Thật ra, cây khai tây khi đi một vòng trái đất sau chuyến viễn du, rồi lại quy về với cội nguồn nắng ấm. Chính nguồn gốc quê hương của nó lại nằm ở vùng đồi núi cao nguyện thuộc nam Mỹ, đó là nước Peru, sau đó cây khoai tây được đem về trồng ở vùng đất châu âu vào giữa năm 1538.
Tuy nhiên, khoai tây rất dễ tính, trồng ở đâu cũng mọc. Trái lại năng xuất khi thu hoạch cũng tùy thuộc ở từng khu vực và lãnh thổ khác nhau. Khi đã có mặt tại châu Âu, khoai tây ngẩu nhiên trở nên “lá ngọc cành vàng”. Hoàng Hậu Pháp, có tên là Marie Antoinette đã ra lệnh cho nhân viên phục vụ của mình trồng cấy trên mảnh vườn của hoàng gia ở Versailles để làm cảnh. Thấy cánh hoa lạ và đẹp, hoàng hậu thường xuyên ra vườn hái hoa để cài trên mái tóc óng ả của mình. Sau đó một dược sỹ có tên là Antoine Augustine Parmetier, vốn là người rất am hiểu về nông nghiệp lại có lòng thương dân, ông đã ra sức thuyết phục nhà vua Louis XVI và sau đó khoai tây được trồng trên cánh đồng rộng bao la bát ngát của hoàng gia. Sau này quyền độc tôn trồng khoai tây của vương triểu đã dần dần mất đi ảnh hưởng, người ta đã chứng kiến tận ắt cây khai tây mọc lác đác trên những thửa vườn của cư dân gần đó. Mặc dầu nhà vua và hoàng hậu chỉ trồng khoai tây để ngắm hoa, thưởng ngoạn, trong khi người nông dân lại lấy củ để xử dụng cho các bui74a ăn, kể từ đó khoai tây đã bổ sung cho phần lương thực đầy hấp dẫn của nhân loại.
Cây khoai tây trồng cấy đạt năng suất cao hơn loại cây ngũ cốc, lượng đạm lại gấp đôi so với cây lúa mì, củ khoai tây lại nằm sâu dưới đất, chính vì thế cho dù đã đến thời vụ thu hoạch, nhưng rủi ro thời tiết “mưa không thuận, gió chẳng hòa, củ khoai tây vẫn đạt phẩm chất cao. Khoai tây rất bổ dưỡng, giàu calcium, manesium, carbone, vitamine B và C, riêng hàm lượng chất béo lại rất thấp, chính vì vậy mà những quốc gia giàu có họ rất ưa chuộng. Một số nhà nghiên cứu về lịch sử đã có một câu nói dí dỏm như sau: nếu như khoai tây không có mặt trên hành tinh này, lục địa châu Âu chắc chắn sẽ thiếu hẳn đi nền công nghiệp hóa, vì thợ thuyền với đồng lương hạn chế, không thể tái tạo sức lực, trong đó nguồn cung cấp vitamine cần thiết cho cơ thể, lại chính là nhờ vào củ khoai tây, vì nó vừa bổ ích, ăn ngon và hợp với túi tiền của người lao động. Thấ vậy mà một thời vẫn còn có nhiều người coi giá trị khoai tây rất thấp, những kẻ cuồng tín thì tẩy chay khoai tây, bởi lẽ nó không phải là thứ “linh thảo” vì tên của nó không được ghi trong kinh thánh thuộc một tôn giáo xa lạ. Nhiều quốc gia vẫn còn đánh giá khoai tây là một thứ “độc dược”.
Bởi vì vào năm 1845 đến năm 1851, dịch bệnh vì khoai tây ở Ái Nhỉ Lan phát sinh và đã cướp đi 1 phần 3 dân số của quốc gia này, vì lẽ đó, có kẻ khinh người trọng, nên số phận khoai tây đã từng “lên voi xuống chó” qua nhiều giai đoạn lịch sử. Mãi sau này, các chuyên gia về nông nghiệp mới phân định rõ ràng “công và tội” của khoai tây. Không phải ngẫu nhiên mà hơn 80% diện tích trồng khoai tây ở Hoa Kỳ và Canada, mà các chủ nông trại rộng lớn chỉ chọn duy nhất có 6 loại giống đặc biệt mà thôi, các nhà sinh học và nông học nghiên cứu thấy rằng “gen” khoai tây rất dễ chung sống với các thứ “gen” khác, rất có thể vì lý do đó mà nạn dịch ở Ái Nhĩ Lan vào thế kỷ 19 là do khoai tây không thuần giống đã “gây bệnh”. Riêng người dân da đỏ cũng đã hiểu rõ được vấn đề này, nhưng họ chỉ chọn giống và trồng cấy theo kinh nghiệm sẵn có của các bộ tộc mà thôi.
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về cây khoai tây đặt trụ sở tại Peru, nơi “chôn nhau cắt rốn” của khoai tây trên ha2h tinh này, đẽ chính thức đưa ra kết luận: một số giống khoai tây là thủ phạm truyền “virus” gây bệnh. Tuy nhiên, nếu “vơ đũa cả nắm” thì đó là một điều hết sức sai lầm, vì một số giống của khoai tây đã tạo ra một thứ lương thực kỳ diệu cho nhân loại. Phải chăng một số giống đó đã góp phần tạo nên công nghiệp hóa ở lục địa Âu chầu thời bấy giờ?
Mặt khác, không nên xem việc “dẫn bệnh” của khoai tây là hoàn toàn xấu. Dưới góc độ sinh học, “gen” khoai tây rất dễ ghép cùng loại “gen” khác, các nhà sưu tầm, các nhà sinh học về “gen” chính là những “pháp su” kỳ diệu, họ có thể bổ sung ưu điểm và loại trừ nhược điểm của khoai tây thật dễ dàng, như chúng ta gọt củ khoai mì, kể từ đó, con người chúng ta lại mỉm cười với củ khoai tây đầy kỳ diệu.
Nói cho cùng, khi các nhà khoa học chưa khám phá công nghệ “gen”, khoai tây cũng đã được nhân loại ngưỡng mộ và ưa thích. Vốn dĩ người ta chỉ biết chế biến một cách đơn thuần theo kiểu luộc, nấu, hặc nghie62nna1t ra thành bột để ăn. Mãi về sau, khi Thomas Jefferson, người gốc ái Nhĩ Lan, từ đất “kinh thành ánh sáng” Paris trở về quê hương của mình và ông đã mang theo món khoai tây chiên đặc thù Pháp quốc “frites”, kể từ đó món khoai tây đã được lột xác, Frites vang danh là thế, để rồi người Mỹ đã kết thêm cái đuôi “frites kiểu Mỹ” hầu dành công lao về mình. Các nhà hàng lớn nhỏ, các tiệm ăn điểm tâm, kể cả Mac Donald cũng coi “frites kiểu Mỹ “ là khoản thực đơn không thể thiếu. Frites kiểu Hoa Kỳ phổ biến đến mức độ người ta nghĩ ra nhiều phương pháp và dịch vụ khác nhau và đã dạy cho mọi người chiên khoai tây có bài bản, còn được gọi là “nhà hàng tại gia” để chúng ta tự phục vụ.
Khoai tây chiên, rán mang lại không biết bao nhiêu lợi nhuận cho mọi hình thức dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên hình như vẫn chưa thỏa mãn “cái thùng không đáy” của các ông bà chủ nhân nhà hàng vẫn còn thèm thuồng lợi nhuận hơn nữa, chẳng còn nghĩ đến lương tâm, tình nhân đạo, họ đã chọn những loại khoai tây kém phẩm chất và chiên nấu chung với các loại dầu thảo mộc chứa nhiều độc tố. Frites ăn vẫn ngon miệng, nhưng rồi chúng ta phải mang theo các chứng bệnh tiềm ẩn hiểm nghèo như tim mạch, ung thư lúc nào không biết. Tất nhiên, đây không phải là tội lỗi của củ khoai, mà chính là do con người vô tâm.
Thú thật, hầu như mọi người trong chúng ta thương hay xử dụng khoai tây trong các bữa ăn, để tạo thêm sự hấp dẫn, nhưng đã chắc mấy ai hiểu biết được “nỗi lòng” của giống thực vật kỳ diệu này.
Bảo Quyên