Thây đổi trong nghi thức Thánh Lễ Misa Nhật ngữ

Một vài thây đổi trong nghi thức Thánh Lễ Misa Nhật ngữ

(Tuần thứ I mùa vọng 2015)

Im Lặng: Tôn trọng sự “im lặng” trong thánh lễ cũng như trong nhà thờ và đơn giản việc chào hỏi nhau trong nhà thờ.

Nến (đặt trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ): Lễ ngày thường dùng ít nhất là 2 cây nến, Chúa Nhật và lễ trọng dùng 4 đến 6 cây nến. Nếu chủ tế là Giám Mục thì đặt 7 cây nến. Thêm nến để diễn tả thêm phần long trọng của Thánh lễ.

Cử chỉ và động tác:Nghi thức lễ Misa bằng Nhật ngữ có 2 cử động chính:”Đứng”và”Ngồi”. Cùng tôn trọng và đồng thuận 2 cử động trên để diễn tả sự “hiệp nhất”.

1-Nhập lễ: Đang khi hát Ca nhập lễ, Linh mục và người giúp lễ tiến về Cung thánh: 1-1-Cúi chào Bàn thờ. 1-2-Cúi chào Nhà tạm, sau đó linh mục tiến đến Bàn thờ, đặt hai tay trên Bàn thờ và cúi kính chào Bàn thờ. Sau đó linh mục đi đến ghế… (Nhà tạm là nơi đặt Mình thánh và bàn thờ là hình ảnh Chúa Giêsu.)

2-Bài đọc I và II: Sau bài đọc I và II phải có giây phút thing lặng để nguyện ngẫm đoạn kinh thánh vừa nghe.

3-Alleluia: Cộng đoàn chỉ hát Alleluia. (người xướng hát đoạn thánh vịnh)

4-Phúc âm: Trước phúc âm khi cộng đoàn đáp: “lậy Chúa vinh danh Chúa” thì làm dấu Thánh Giá trên trán, miệng, ngực và cần nguyệu thầm: xin Chúa mở trí con để con hiểu được lời Chúa, xin Chúa mở miệng con để con nói về lời Ngài và xin giúp con biết đón nhận và sống lời Chúa.

5-Dâng lễ: Sau lời nguyện giáo dân, cộng đoàn cùng ngồi và bắt đầu hát ca đâng lễ.(Cộng đoàn không đứng trong khi dâng của lễ)

6-Rước lễ: Đứng để rước lễ (Rước lễ bằng tay hay bằng miệng)

le_n