Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

Giáo Đoàn Nhật Bản
“Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình”
Xin mời ghi danh tham dự : KHÓA CĂN BẢN
Từ 17 giờ đến 19 giờ, ngày 23, 24 và 25 tháng 9 năm 2016
tại Nhà Tĩnh Tâm Kamakura, địa chỉ: 80 Juniso, Kamakura-shi, Kanagawa-ken 248-0001.
Tel. 0467-25-1616.
Giới thiệu đôi nét về Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình
1. Ai nên dự Khóa Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (HNGĐ) ?
Nếu ở các trường hợp sau đây, thì Chương Trình có thể thêm ích lợi cho quý vị:
Œ Hai người đạo đức, thương yêu nhau, nhưng khắc khẩu, tính tình khác nhau.
 Con cháu ngoan ngoãn, nhưng dễ nói chuyện với người ngoài, mà khó nói với người nhà.
Ž Mình sốt sáng, vào hội đoàn, nhưng dễ làm với người khác mà khó làm với bạn đời.
 Mình đã tốt đẹp, gia đình đã êm ấm, nhưng muốn tốt hơn, êm ấm hơn, thăng tiến hơn.
 Nếu mình có khó khăn, vợ chồng bất bình, lại khó khăn với con cháu, bạn hữu, v.v. thì càng nên dự Khóa.

2. Mục đích:
Mục đích của Chương Trình là “Thương Yêu Gần Gũi Bằng Việc Làm”, trên Nền Tảng là “Khiêm Nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi”. Nếu dự trọn Khóa thì tăng thêm về: 1) Đạo Đức Bản Thân; 2) Thông Cảm Vợ Chồng; 3) Gương Lành Cho Con; và 4) Hồn Tông Đồ Song Đôi.

3. Phương Pháp:
Phương Pháp của Chương Trình là “Ý Chí Cảm Nghiệm Cụ Thể để Thay Đổi Đời Sống, bằng cách Khiêm nhường Nói Ra MỘT Yếu đuối MÌNH ĐANG Chiến đấu”, do đó Học Tập, Học Hành hơn là học hỏi lý thuyết. Gia đình tốt đẹp nhờ thực hành nên Khóa dùng diễn giải, ít thuyết trình.
Ü Không thâu băng hoặc quay video vì Khóa là sự sống, nên phải làm ngay lúc tham dự.

4. Ai có thể dự Khóa ?
Những Cặp đã cưới hoặc sắp cưới và tham dự Có Đôi. Nhưng có ngọai lệ, đó là 10 đôi thì có thể có vài người dự một mình, hoặc khác đạo.
5. Tổ chức thế nào ?
Cần hai ngày, 48 giờ trọn, từ 6 giờ chiều thứ Sáu đến 6 giờ chiều Chúa Nhật. Cũng có thể tổ chức ngày khác, miễn sao đủ 6 Buổi. Nhiều nơi thuê Trung Tâm, ở hẳn lại. Có nơi tổ chức tại Hội Trường, đêm về nhà ngủ, sáng trở lại ngay để ăn uống sinh hoạt như ngủ tại địa điểm. 
Đừng lo về chi phí. Khi khóa viên cảm nghiệm được Ơn ích thì sẽ tình nguyện nâng đỡ nhau.

6. Kết quả ra sao ?
Tới cuối năm 2016, sẽ xong khoảng 680 Khóa Căn Bản, và nhiều loại Khóa khác, với khoảng 40,000 người đã tham dự Khóa. Trong số này, có vị trước đây là chiến sỹ Phúc Âm, nay hăng say làm việc tông đồ hơn. Có cặp đã ly dị nay ở lại với nhau; có “người lương”, sau Khóa học Đạo, chịu Rửa Tội, thành “người giáo”. Cũng có trên 200 Quý Cha và nam nữ tu sỹ đã dự Khóa. Đã tổ chức các Khóa ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, Canada, Úc châu, Âu châu, Việt Nam và Nhật bản. Khóa đầu tiên của Nhật bản là khóa 368 tổ chức tại Himeji từ ngày 28 đến 30 tháng 4 năm 2007. Trong 9 năm qua đã có 9 khóa Căn Bản và 1 khóa Đoàn Sủng với 208 người đã tham dự khóa (bao gồm 5 linh mục, 5 sơ, 88 đôi vợ chồng và 22 người đi 1 mình).

v Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chúc lành cho các gia đình và ký vào Huy Hiệu của Chương Trình ngày 28 tháng 10 năm 1994.
v Tôi Tớ Chúa là Đức Cố Hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận, ĐHY Phạm Đình Tụng, ĐHY JB. Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức Cố GM Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và nhiều Vị Giám Mục, như Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, đã khích lệ, tham dự Khóa, hoặc đã viết văn thư nhận CT là đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành trong Giáo Phận của các Ngài.
v Gần 30 Vị Hồng Y, TGM, Giám Mục đã thăm viếng, cầu nguyện, hoặc chủ tế Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời.
¬ Sau khi dự Khóa thì có đường lối Sinh Hoạt cho cá nhân, vợ chồng, gia đình, và đường lối làm việc Tông Đồ Song đôi trong Hội Thánh và Chương Trình.
¬ Tài Liệu là 30 sách cha Minh đã xuất bản, gồm 21 cuốn về Tâm Lý và Giáo Dục; 1 cuốn về đời tư và diễn tiến hình thành Chương Trình, là cuốn “Hồi Ký Tình Yêu Thăm Thẳm”; 5 cuốn tiếng Việt và 3 cuốn tiếng Anh làm thủ bản cho Chương Trình. Cần sách ‘in English’ cho tuổi trẻ và người  “ngoại quốc.”
¬ Đài phát thanh Vatican, VOA, BBC, đài Sắc Tộc (SBS) của Liên Bang Úc châu, và nhiều đài khác, cũng như Internet đã phỏng vấn về Chương Trình, các sách, hoặc về Tâm Lý và Giáo Dục Gia Đình.
7. Mọi chi tiết xin liên lạc
1. Lm. P.M. Nguyễn Hữu Hiến, Tel. 090-1656-2693. Email: nrd31878@nifty.com
2. AC. Kiên & Tâm, Tel. 03-3790-8920 hoặc 070-6976-2683. Email: kientamtokyo@gmail.com
>>Mời lên hai mạng “website” là sndv.wordpress.com hay tthngdtg.net,
và Facebook: https://www.facebook.com/ThangTienHonNhanGiaDinh
để biết Chương Trình khắp nơi, như ViệtNam và Hải Ngoại.◙
GHI CHÚ:
* Xin Ghi Danh sớm để tiện việc sắp xếp.
* Có nơi giữ trẻ và chỗ đậu xe
Phiếu Ghi Danh:
Họ và Tên chồng (xin ghi cả tên Thánh) :……..
Sinh ngày     tháng    năm
Họ và Tên vợ (xin ghi cả tên Thánh) :………
Đám cưới ngày     tháng      năm
Địa chỉ hiện cư ngụ :
Email :                                              Số điện thoại :
Thuộc Cộng Đoàn :

Khuôn mặt của lòng thương xót

Lm. Bosco Dương Trung Tín

  1. Định nghĩa.

–          Thương: là đau lòng

–          Xót: là thương sâu xa

Lòng thương xót là sự đau lòng, xót xa trước nỗi bất hạnh của người khác, thường được thể hiện bằng hành động cụ thể như việc giúp đỡ, an ủi(Tự điển Công Giáo tr.211)

–          Tiếng Anh : Mercy

–          Tiếng Nhật : Awaremi fukai (憐れみ深い)

–          主よ、憐れみたまえ。Kinh xin Chúa thương xót chúng con.

–          慈しみの特別聖年, dịch là Năm thánh từ bi. (Chính xác hơn)

–          Ta còn gọi Năm thánh Lòng Chúa thương xót(憐れみ深い).

Theo định nghĩa trên, Thiên Chúa đau lòng xót xa trước sự bất hạnh của con người vì họ cứ ngụp lặn trong tội lỗi và đau khổ và Ngài đã sai Con Một là Đức Giê-su Ky-tô đến để giúp đỡ, an ủi và cứu độ. “Chúng ta cần chiêm ngắm mầu nhiệm của lòng thương xót” đó. (x.Tông chiếu Năm thánh ngoại thường về lòng thương xót số 2 và 3)

  1. Lòng thương xót của Thiên Chúa.
  2. Lòng thương Chúa là “suối nguồn niềm vui, sự thanh thản và bình an”.

Chúa dựng nên con người để con người được an vui và hạnh phúc, nhưng sao con người lại đau khổ và bất hạnh cơ chứ? Con người đâu khổ và bất hạnh là do con người không vâng lời Thiên Chúa, không thực thi ý Chúa mà thực thi ý mình. Tự mình, con người mang lấy đau khổ cho mình và cho người khác. Điều đó được biểu lộ qua việc A-đam và E-và ăn trái cấm. Không phải Thiên Chúa ích kỷ, cấm không cho ăn mà Chúa muốn thử lòng con người, xem họ có vâng phục Thiên Chúa không. Và A-đam, E-và đã bất tuân. Tội đó là tội bất tuân, không vâng lời chứ không phải là tội ham ăn. A-đam, E-và là hình ảnh của mỗi người chúng ta chứ không phải ai khác.

Không phải vì A-đam, E-và phạm tội mà bây giờ chúng ta chịu đau khổ, mà chính là mỗi người chúng ta. A-đam, E-và chỉ là hình ảnh tượng trưng thôi, nên ta không thể đổ lỗi cho ông bà nguyên tổ, tại họ mà ta khổ. Tội nguyên tổ đã nằm sẵn trong con người chúng ta, cái tội không vâng lời Thiên Chúa. Nên khi chịu bí tích rửa tội là ta tuyên xưng, ta sẽ vâng lời Thiên Chúa. Từ đó ta sẽ sống đời làm con Thiên Chúa.

Thế nhưng khi chịu phép rửa tội rồi, thậm chí còn khấn dòng, còn chịu chức nữa, ta có vâng phục Thiên Chúa, ta có thực thi thánh ý Chúa, có thực hành Lời Chúa dạy không? Nếu chưa thì ta thực sự chưa là con Thiên Chúa đâu.

Quả thực thì chúng ta chưa thực hành Lời Chúa bao nhiêu; bằng chứng là ta vẫn đau khổ, làm khổ mình và làm khổ người khác. Ví dụ Chúa dạy ta khiêm nhường, hạ mình, mà ta có thực hiện đâu. Ta mà khiêm nhường, hạ mình thì đâu có chuyện ghen ghét hay ganh tị gì; đâu có chuyện gì xảy ra. Tại ta kiêu ngạo nên mới sinh ra chuyện đấy chứ.

Thấy người giỏi hơn mình là ta ghen, ta ghét, rồi ta tị; rồi đi nói xấu, nói hành. Có phải là ta tự mình làm khổ mình và làm khổ cho anh chị em của mình không? Người khác có giỏi hơn thì do người ta cố gắng; người ta cố gắng thì người ta hưởng chứ họ đâu có lấy mất gì của mình đâu cơ chứ. Mình mà cố gắng như họ thì mình cũng được như vậy, đâu phải họ có mà ta không có đâu. Tại ta không có gắng đấy chứ.

Bởi đó đau khổ hay không là do mình chứ không phải do Chúa hay do người khác. Chúa nào muốn ta đau, ta khổ bao giờ. Chúa chỉ muốn cho ta vui, ta thanh thản, ta bình an, ta hạnh phúc thôi. Và bởi vì con người không có được điều đó nên Thiên Chúa xót xa, đau lòng và tìm cách giúp đỡ.

 

  1. Lòng thương xót của Thiên Chúa cứu độ chúng ta.

 

“Ơn cứu độ của chúng ta phụ thuộc vào lòng thương xót đó của Thiên Chúa”. Vì Chúa thương, Chúa xót nên Chúa mới đến cứu giúp và Chúa có cả một chương trình cứu độ con người. Chúng ta được cứu độ là do lòng thương xót nhưng không Chúa, chứ không do công trạng gì của ta. Từ phía Chúa hoàn toàn. Đó là một mầu nhiệm.

Tại sao Chúa lại cứu ta? Câu trả lời chỉ có một, là do Chúa có lòng từ bi, nhân hậu; do Chúa có lòng thương xót thấy con người của chúng ta như thế, nên không thể không cứu.

  1. Lòng thương xót Chúa là “Hành động cuối cùng và tối thượng, qua đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta”.

 

Thiên Chúa thương xót con người nên đã sai Con Một của Ngài đến làm người để gặp gỡ và giúp đỡ con người. Nói: “đó là hành động cuối cùng”, vì trước đó Thiên Chúa đã sai các tổ phụ, các tiên tri. Nói: là “Tối thượng” nghĩa là Thiên Chúa làm người. Thiên Chúa đã sai chính Con của Người đến để tỏ lòng từ bi, thương xót của Chúa. “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Một mình, để ai tin vào Người thì được sống đời đời”(x.Ga3,16)

Thiên Chúa đã sai Đức Giê-su xuống thế làm người, đó là hành động cuối cùng và tối thượng của Thiên Chúa, để qua Con của Ngài, con người được cứu độ chứ không chờ ai khác nữa. Thánh Phê-rô đã nói : “Ngoài Người ra, không ai đem ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này không còn Danh nào khác được ban cho nhân loại, để nhờ vào Danh đó mà được cứu độ”(x.Cv4,12); nghĩa là nhờ vào Danh đó mà chúng ta được xót thương.

Đó cũng là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa, giờ đây Ngài không nói gì nữa, những gì cần nói và muốn nói thì Ngài đã nói qua Đức Giê-su Ky-tô: “Thưở xưa nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua cha ông, qua các tiên tri, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy qua Thánh Tử”(x.Dt1,1-2).

Vậy Thiên Chúa đến gặp con người qua con người của Đức Giê-su Ky-tô. Bởi thế mới nói “Chúa Giê-su Ky-tô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giê-su thành Na-gia-rét. Đức Giê-su qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa”(x.số 1)

  1. Lòng thương xót Chúa là “luật cơ bản ngự trị trong con tim mỗi người đang nhìn chân thành và đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời”.

 

Trong tâm lòng của mỗi người đều có lòng thương xót của Chúa. Đó là luật cơ bản. Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài mà. Thiên Chúa có lòng thương xót thì trong tâm lòng của con người cũng có lòng thương xót. Lòng xót thương đó là lòng thương xót của Thiên Chúa đã được “cài đặt” trong tâm hồn của chúng ta, để mỗi người biết nhìn chân thành vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời.

Gọi là luật cơ bản nghĩa là luật đầu tiên, luật thiết yếu tức là lòng thương xót của Chúa. Từ luật cơ bản này mà ta có thể làm bao nhiêu việc khác để tỏ lòng thương xót. Trước tiên lòng thương của Chúa cho chúng ta nhìn vào người khác với đôi mắt chân thành chứ không phải với đôi mắt ác cảm, ghen tị, đố kỵ hay khinh bỉ. Những người đó đang sống với ta trên đường đời, họ ở chung quanh ta và đang làm việc với ta. Ta hãy nhìn vào họ với một lòng thương xót của Chúa và ra tay cứu giúp đỡ khi cần.

  1. Lòng thương xót Chúa là “cầu nối, liên kết giữa Thiên Chúa và con người, trong khi mở lòng chúng ta ra cho một niềm hy vọng được yêu thương mãi, bất chấp tội lỗi ngập tràn của chúng ta”.

Lòng thương xót Chúa là cầu nối ta với Chúa và giữa ta với nhau. Lòng thương xót của Chúa mở lòng chúng ta ra để chúng ta nhận được lòng thương xót của Chúa, để ta được Chúa yêu thương mãi bất chấp sự yếu đuối, bất chấp sự mỏng dòn, bất chấp tội lỗi của chúng ta.

Không chỉ có Chúa mà từ người khác, ta cũng nhận được sự yêu thương của họ bất chấp sự bội bạc; bất chấp sự phản bội, bất chấp sự khinh khi và ghen ghét của ta. Điều đó ta chỉ có được khi ta biết dùng lòng thương xót. Nghĩa là bản thân ta cũng đau lòng, xót xa khi ta đối xử tệ với Chúa, cũng như đối xử tệ với anh chị em mình như vậy. Sự đau buồn, xót xa đó được biểu lộ qua việc ăn năn hối lỗi và xin lỗi.

Nếu ta không dùng thì chỉ ta thiệt thôi, ta đau khổ thôi. Như cây cầu bị gãy, ta không nhận được lòng thương xót của Chúa, cũng như lòng thương cảm của người khác. Điều này do ta quyết định, nên ta không thể đổ thừa cho người khác hay cho Chúa được.

  1. Lòng thương xót Chúa là “lúc này hay lúc khác, chúng ta được mời gọi để dán mắt nhìn chăm chú hơn vào lòng thương xót Chúa, để chúng ta trở thành một dấu chỉ thuyết phục hơn cho tác động của Chúa Cha trong cuộc sống của chúng ta”.

“Lúc này” là bây giờ, là Năm thánh này.

“Lúc khác” là dù không phải là ngày tĩnh tâm, cũng không còn trong Năm Thánh nữa, nghĩa là lúc nào cũng vậy, ta vẫn phải dán mắt nhìn và nhìn cách chăm chú vào lòng thương xót của Chúa. Nói cách khác là ta phải suy nghĩ và suy gẫm về lòng Chúa thương xót luôn, để ta “trở thành một dấu chỉ cho tác động của Thiên Chúa trong cuộc sống của ta”.

Nghĩa là khi suy nghĩ và suy gẫm về thương xót của Chúa, lòng thương xót của Chúa sẽ tác động trên tâm hồn và cuộc sống của ta, khiến ta nên dấu chỉ cho lòng thương xót Chúa. Chúa đã thương xót ta thì ta cũng phải có lòng thương xót đến người khác. Chúa đã thương xót ta nên ta phải khiêm cung, hạ mình và vâng phục. Và ta có lòng thương xót đến người khác qua việc giúp đỡ, an ủi, chăm sóc, quan tâm đến người khác. “Chăm” chứ đừng có “sóc”; “an” chứ đừng có “ủi”; quan tâm chứ đừng soi mói; giúp đỡ chứ đừng có đì người ta.

III.               Lòng thương xót của Đức Giê-su

Đức Giê-su là hiện thân của Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Người giảng dạy về một Thiên Chúa là Cha hay yêu thương và tha thứ qua dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”(x.Lc15,11-32). Người đã biểu lộ lòng thương xót đối với người nghèo và tội lỗi(x.Mc10,47-48) và kêu gọi mọi người có lòng thương xót nhau(x.Mt5,7). Lòng thương xót Chúa được biểu lộ trọn vẹn nơi cái chết và sự phục sinh của Đức Giê-su Ky-tô để cứu độ nhân loại; để cho con người trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa.

(Từ điển Công giáo tr.212)

  1. Kết luận

Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót chúng ta, Người đã đau lòng, đã xót xa trước sự bất hạnh và đau khổ của ta và đã đến cứu độ chúng ta qua con người của Đức Giê-su Ky-tô. Cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa, ta cũng hãy có lòng thương xót đến anh chị em đang sống chung quanh mình, đang làm việc với mình. “Sứ mệnh của ta là làm chứng cho lòng thương xót của Chúa, qua việc:

–          Cầu nguyện để ta ý thức rằng con người được cứu rỗi là do lòng thương xót của Chúa.

–          Sẵn sàng làm việc tốt lành cho tha nhân.

–          Góp phần xây dựng một xã hội công bằng, liên đới, tự do và tôn trọng nhân phẩm”(Tự điển Công giáo tr.212)

  1. Câu hỏi suy gẫm
  2. Ta có vui mừng, thanh thản và an bình khi được Chúa tỏ lòng thương xót ta không? Cụ thể lòng thương xót của Chúa đối với ta là gì?
  3. Ta có chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình không?
  4. Điều dốc lòng
  5. CHĂM chứ đừng có SÓC; AN chứ đừng có ỦI.
  6. QUAN TÂM chứ đừng SOI MÓI.